Chỉ số huyết áp và nhịp tim – Trước khi đến với các chỉ số huyết áp và nhịp tim ta cần đọc hiểu sơ qua 1 số định nghĩa và khái niệm sau đây
- Bài viết được tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn, rất hữu ích và giúp chúng ta hiểu đủ rõ ràng về các chỉ số huyết áp và nhịp tim. Cũng như biết được các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, sự nguy hiểm của bệnh cao huyết áp như thế nào và cách phòng tránh nó.
Huyết áp là gì?
Nội dung bài viết
Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (Áp lực tâm thu) đến cực tiểu (Áp lực tâm trương). Huyết áp trung bình, gây ra do sức bơm của tim và sức cản trong mạch máu, sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: Trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ,…
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Thuật ngữ “huyết áp” thường được dùng để chỉ áp lực đo ở cánh tay, mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ (Động mạch tay). Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân (mmHg) – Ví dụ: 140/90
Chỉ số huyết áp và nhịp tim của con người
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn,… Có thể làm huyết áp tăng lên.
Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch,… Có thể gây hạ huyết áp.
Đơn vị đo huyết áp là gì?
Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số.
Huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao nhất trong lòng mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi, thường từ 90 đến 140 mmHg
Đây là áp lực của máu đối với thành động mạch khi tim hoạt động đập (co bóp).
Huyết áp tâm trương là gì?
Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng). Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.
Đây là áp lực của máu đối với thành động mạch khi tim nghỉ giữa các lần co bóp, lúc này cơ tim đang được thả lõng giãn ra.
Chỉ số Huyết áp theo cách phân loại của tổ chức y tế thế giới WHO
Chỉ số huyết áp và nhịp tim – Chỉ số huyết áp theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:
Huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu: Từ 90 – 129 mmHg
- Huyết áp tâm trương: Từ 60 – 84 mmHg
Huyết áp thấp:
- Huyết áp tâm thu: < 90 mmHg
- Huyết áp tâm trương: < 60 mmHg
Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Huyết áp bình thường cao:
- Huyết áp tâm thu: 130 – 139 mmHg
- Huyết áp tâm trương: 85 – 89 mmHg
Huyết áp cao:
- Huyết áp tâm thu: > 140 mmHg
- Huyết áp tâm trương: > 90 mmHg
Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… Làm cho con người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động hoặc tử vong.
Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây nên tai biến mạch máu não.
Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018
- Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu < 90 mmHg và huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg.
- Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.
- Cao huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
- Cao huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
- Cao huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.


Chỉ số huyết áp và nhịp tim – Nhịp tim là gì?
Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần co thắt (Nhịp đập) của tim mỗi phút (Bpm – Beat per minute). Nhịp tim có thể thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể, bao gồm cả nhu cầu hấp thu Oxy và bài tiết Carbon dioxide. Nó thường bằng hoặc gần với xung được đo tại bất kỳ điểm ngoại vi nào. Các hoạt động có thể tạo ra thay đổi bao gồm tập thể dục, ngủ, lo lắng, căng thẳng, bệnh tật và khi uống thuốc.
Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ cho biết nhịp tim người lớn nghỉ ngơi bình thường là 60 – 100 bpm. Nhịp tim nhanh là nhịp tim được xác định là trên 100 bpm lúc nghỉ ngơi. Nhịp tim chậm là một nhịp tim được định nghĩa là dưới 60 bpm khi nghỉ ngơi. Trong giấc ngủ, nhịp tim chậm đi với tốc độ khoảng 40 – 50 bpm là phổ biến và được coi là bình thường. Khi tim không đập theo cách thông thường, điều này được gọi là loạn nhịp tim. Bất thường của nhịp tim đôi khi chỉ ra nhiều bệnh lý.
Bpm viết tắt của (Beat per minute) là đơn vị đo nhịp tim trên phút

Cách đọc chỉ số huyết áp và nhịp tim trên máy đo huyết áp
Cụ thể ví dụ ở đây là máy đo huyết áp Omron HEM 7361T
- Máy này rất tốt, hiện admin đang sử dụng để theo dõi huyết áp và nhịp tim hàng ngày.
- Nó có các tính năng đặc biệt như: Lưu được 100 kết quả đo – Chế độ đo lưu kết quả độc lập dành cho 2 người – Cảnh báo tim đập không đều, cảnh báo bị rung tâm nhĩ – Cảnh báo sớm có nguy cơ đột quỵ

Hướng dẫn các bước đo huyết áp để có kết quả đo chính xác nhất
Chuẩn bị dụng cụ:
- 01 máy đo huyết áp điện tử Hãng Omron hoặc các hãng lớn uy tín khác
Trước khi đo:
- Tìm một nơi yên tĩnh không quá ồn ào và tránh xa các thiết bị điện – điện tử khác.
- Xắn ống tay áo bên trái hoặc thay quần áo thoải mái để đo huyết áp tại cánh tay trái
- Ngồi thư giãn hít thở đều từ năm đến mười phút, đồng thời đặt tay trái thả lỏng trên mặt bàn ngang với mức tim bạn
- Ngồi yên trên ghế có lưng tựa, thả lỏng, không bắt chéo chân, đặt cánh tay trái lên bàn với lòng bàn tay hướng lên trên.
Thực hiện đo:
- Đặt dải băng quấn (vòng bít) của máy đo huyết áp dưới cánh tay, quấn chặt vừa phải và dán mép cố định lại. Mép dưới dải băng quấn cách khuỷu tay khoảng 3 cm
- Bấm nút khởi động đo trên máy, quá trình đo diễn ra hơn 1 phút. Lưu ý không cử động và nói chuyện trong quá trình đo.
Đọc kết quả:
- Đọc kết quả được hiển thị trên màn hình máy và đem so sánh với bảng chỉ số huyết áp để biết được huyết áp của mình đang ở mức độ nào.
- Để đánh giá tổng thể được sức khỏe nên có thói quen đo huyết áp 03 lần trên ngày và tính trung bình ngày trong tháng.
Kiểm soát và làm chủ được huyết áp
Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”
-
Phần lớn thời gian bệnh không có triệu chứng rõ ràng.
-
Một số đặc điểm về thể chất và lựa chọn lối sống có thể làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
-
Nếu không được điều trị, tác hại mà cao huyết áp gây ra cho hệ tuần hoàn là yếu tố góp phần quan trọng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các mối đe dọa sức khỏe khác.
Dấu hiệu, triệu chứng tăng huyết áp?
Triệu chứng tăng huyết áp thường diễn biến thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà gây ra thì rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám một bệnh khác hoặc khám định kỳ mới phát hiện bị cao huyết áp, trong khi trước đó không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào.
Một số trường hợp có thể có các triệu chứng cao huyết áp thoáng qua như đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,… Một số người có biểu hiện tăng huyết áp dữ dội hơn, chẳng hạn như đau nhói vùng tim, chảy máu mũi nhiều, mắt có vệt máu đỏ, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.
Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp tăng cao gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không kiểm soát được, thì cần chú ý vì đây có thể là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.
Nguyên nhân gây ra cao huyết áp?
Nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp bao gồm: Bệnh thận mãn tính, hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay. U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận, sử dụng thuốc ngừa thai, bệnh của tuyến giáp, có thai, nghiện rượu.
Còn lại một số nguyên nhân cũng góp phần gây ra tăng huyết áp là:
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu. Khi huyết áp tâm thu tăng sẽ làm động mạch trở nên cứng hơn và đây là nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch.
- Do tiền sử gia đình (di truyền): Khi trong nhà bạn có người bị bệnh cao huyết áp thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, vì bệnh này có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
- Những người thừa cân: Những người béo phì có nguy cơ bị huyết áp cao, cao gấp từ 2 đến 6 lần so với những người gầy.
- Dùng muối: Những người ăn mặn có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn hẳn so với những người ăn nhạt.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Với một số phụ nữ, khi dùng thuốc tránh thai họ cũng có thể bị tăng huyết áp.
- Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng tới cả huyết áp của người dùng. Một số loại thuốc như: Amphetamine (thuốc kích thích) hay thuốc giảm cân, các loại thuốc cảm và thuốc dị ứng có thể làm tăng huyết áp.
- Giới tính: Theo thống kê thì nam giới dễ bị mắc bệnh cao huyết áp hơn nữ giới. Tuy nhiên, điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc.
- Lười tập thể dục: Những người ngồi 1 chỗ quá lâu, có thể tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp
- Uống rượu: Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người hay sử dụng rượu bia, uống đồ uống có cồn làm tăng huyết áp.
- Hút thuốc: Những người nghiện thuốc lá và các chất kích thích khác có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao hơn người bình thường.
Nếu tưởng tượng mạch máu chúng ta nó giống như đường ống nước thì cao huyết áp có 03 nguyên nhân sau:
- Là trong đường nước có nhiều lắng cặn làm nước đặc lại, khó di chuyển nên tăng áp lực vào đường ống => nguyên nhân là máu trong cơ thể bị đặc trong một thời điểm nhất định trong ngày dẫn đến cao huyết áp.
- Là nguồn nước chảy mạnh hơn bình thường do máy bơm hoạt động với công suất lớn, gây áp lực lên các đường ống => tim đập quá nhanh cũng gây ra cao huyết áp.
- Là đường ống nước bị hẹp dần do trong lòng ống xuất hiện các mảng bám (cũng giống như tưới cây mà chúng ta bóp vào đầu phun sẽ thấy nước bắn ra mạnh hơn) => trong mạch máu có nhiều mảng xơ vữa làm hẹp mạch máu là nguyên nhân gây ra cao huyết áp. Mạch máu chúng ta là 1 ống dẫn nước sinh học nên có thể co giãn nhưng nếu áp dụng 1 chế độ ăn mặn thường xuyên thì mạch máu sẽ bị đông cứng lại, cũng giống như con cá đang tươi bóp ủ muối sẽ cứng lại vậy.
Và dựa trên nguyên nhân này các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc tùy theo từng bệnh nhân nhưng về cơ bản là có 3 loại thuốc
- Là thuốc lợi tiểu để xả bớt nước trong mạch máu => hạ huyết áp
- Là thuốc làm giảm nhịp đập của tim để máy bơm bơm chậm lại
- Là thuốc nong mạch để hỗ trợ làm mềm mạch máu để mạch máu có thể co giãn
Đó chính là lý do ai bị cao huyết áp đi khám bác sỹ đều nói sống với thuốc cả đời.
Phòng ngừa cao huyết áp bằng cách nào?
Phòng ngừa cao huyết áp bằng cách thay đổi lối sống
- Giảm cân nặng và kiểm soát vòng eo
- Tập thể dục đều đặn
- Ăn uống lành mạnh
- Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3
- Hạn chế ăn đồ cay nóng
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây
- Giảm ăn mỡ động vật
- Giảm muối trong chế độ ăn uống
- Giới hạn lượng rượu bia
- Ngừng hút thuốc
- Cắt giảm caffeine
- Giảm căng thẳng
- Ngủ nghỉ tối thiểu 7 – 8giờ trên ngày.
Theo dõi huyết áp và thăm khám với bác sĩ thường xuyên
Việc theo dõi tại nhà có thể giúp người bị cao huyết áp kiểm tra huyết áp của mình, đảm bảo lối sống được thay đổi tích cực đồng thời cảnh báo cho người bệnh và bác sĩ điều trị biết các biến chứng tiềm ẩn đối với sức khỏe. Máy đo huyết áp hiện bán rộng rãi và không cần toa bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về việc theo dõi tại nhà trước khi bắt đầu thực hiện.
Việc thăm khám thường xuyên với bác sĩ cũng là giải pháp giúp kiểm soát huyết áp. Nếu huyết áp được kiểm soát tốt, hãy kiểm tra với bác sĩ về tần suất cần tái khám. Khi thay đổi về loại thuốc hoặc phương pháp điều trị, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra huyết áp bắt đầu từ hai tuần sau khi thay đổi điều trị và một tuần trước khi tái khám.
Mỗi chúng ta nên sở hữu ngay 01 máy đo huyết áp ở nhà tại sao không?
Mua sản phẩm và nhận tư vấn tại đây↵
Trang chủ Sửa chữa & cung cấp máy móc thiết bị công nghiệp↵
Chú ý: Nội dung bài viết được chắt lọc từ nhiều nguồn trên internet – Chỉ mang tính chất tham khảo và là tư liệu cá nhân, không có tác dụng thay thế chuẩn đoán y khoa – Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm pháp lý.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty TNHH VNC Automation
- Mã số thuế: 3702714441
- Phone/zalo: 0915.283.693
- Mail: vnc.automation@gmail.com
Website:
VP Bình Dương: Số 18 Đường ĐX 021, Phường Phú Mỹ, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
CT Hà Nội: Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
CT Phú Thọ: Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ.
CT Đà Nẵng: Thanh Khê Đông, Thanh Khê, Đà Nẵng.
CT Cần Thơ: Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Bấm Nhận Bản đồ chỉ đường↵
Rất Hân Hạnh Được Phục Vụ & Hợp Tác Cùng Quý Khách!
Đội ngũ VNC Automation